Bật mí 7 cách xử lý máy tính khởi động lâu lâu lên màn hình chỉ 5 phút

Máy tính khởi động lâu lên màn hình là do máy tính bị nhiễm virus, cấu hình phần cứng quá yếu, ổ cứng phân mảnh,..Cách khắc phục tại đây Hiện tượng máy tính khởi động lâu lên màn hình là do máy tính bị nhiễm virus, cấu hình phần cứng quá yếu, bạn cài nhiều chương trình hay ứng dụng không cần thiết, ổ cứng phân mảnh,..Cách khắc phục như thế nào? Sau đây, Samsung Euro VN sẽ hướng dẫn cách khắc phục máy tính khởi động lâu chi tiết để các bạn cùng tham khảo

Cách khắc phục máy tính khởi động lâu lên màn hình nhanh chóng

Biện pháp xử lý hiện tượng laptop khởi động chậm lâu lên màn hình khá đơn giản các bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

1. Xóa các tập tin không cần thiết

Trong máy tính có những file, những tập tin rác không cần thiết như file công việc đã hoàn thành mà không cần lưu trữ, những file phần mềm không cần dùng đến… Bạn chỉ cần sàng lọc và Delete toàn bộ những tập tin này sẽ giúp máy tính khởi động nhanh hơn rất nhiều.

2. Do máy tính bị nhiễm virus

Virus cũng là những nguyên nhân gây ra lỗi máy tính khởi động chậm. Virus vào hệ thống máy tính còn có thể làm phá hoại phần cứng máy tính hay xóa bỏ dữ liệu file cần thiết trong máy tính của bạn. Virus xâm nhập qua các trang web có nôi dung dung xấu hay từ những thiết bị ngoại vi như usb…

may-tinh-khoi-dong-lau-7

Ngoài ra, hầu hết các phần mềm diệt virus đều chiếm tài nguyên sử dụng phần cứng tương đối lớn trong hệ thống của bạn.Hãy thử kiểm tra trong Task Manager, nếu chúng chiếm quá nhiều CPU và RAM khi hoạt động thì bạn có thể tạm thời tắt chúng đi khi chưa cần thiết.

Trong trường hợp nó khiến máy tính của bạn quá chậm, tốt nhất hãy xóa hẳn nó đi. Trong window 10 hiện nay cũng được tích hợp sẵn Window Defender. Đây cũng là công cụ khá hiệu quả để phòng tránh các virus, mã độc

3. Vô hiệu hóa Fast Startup

Theo lý thuyết Fast Startup là tính năng giúp giảm thời gian khởi động bằng cách tải trước một số thông tin trước khi máy tính của bạn tắt hẳn

Tuy nhiên thực tế lại cho thấy điều ngược lại, việc vô hiệu hóa Fast Startup gây ảnh hưởng đến tốc độ boot trên Windows 10, có thế sẽ giúp thiết bị của bạn khởi động nhanh hơn.

Để vô hiệu hóa Fast Startup, bạn hãy truy cập vào System nhấn vào Power & Sleep. Ở góc bên phải màn hình, chọn vào Additional power settings để mở Power Options trong Control Panel.

may-tinh-khoi-dong-lau

Trong cửa số PowerOptions bạn bạn chọn tiếp vào Choose what the power buttons do.

may-tinh-khoi-dong-lau-1

Sau đó, bạn hãy chọn vào dòng chữ Change settings that are currently unavailable để cấp quyền admin để thay đổi thiết lập ở trang này.

may-tinh-khoi-dong-lau-2

Cuối cùng bạn bỏ tick Turn on fast startup (recommended) rồi nhấn chọn Save Changes để vô hiệu hoá thiết lập này.

may-tinh-khoi-dong-lau-3

Lưu ý: Nếu bạn không thấy tuỳ chọn Fast Startup có nghĩa là bạn chưa bật tính năng Hibernate (Ngủ Đông) và nó sẽ không hiện ra. Hãy mở Command Prompt bằng quyền admin rồi gõ dòng lệnh sau: powercfg / hibernate on.

4. Tắt Windows Update.

Windows Update hay cập nhật Windows chính sẽ liên tục bắt người dùng cập nhật lên phiên bản windows mới, và thời gian update chính là lúc bạn tắt và khởi động máy.

Chính vì thế người dùng cần tắt Windows Update bằng cách mở cửa sổ Services rồi tìm đến dòng Windows Update và Stop dịch vụ này nếu muốn máy tính khởi động nhanh

5. Tắt các tính năng hỗ trợ Linux

Windows Subsystem for Linux là một tính năng trong Windows 10 cho phép thiết bị chạy các ứng dụng Linux trên Windows 10. Tính năng này đôi khi sẽ khiến cho máy tính của bạn khởi động chậm hơn so với bình thường.

Để khắc phục bạn nên tắt tính năng hỗ trợ Linux đó đi bằng cách mở menu Start, nhập optionalfeatures và nhấn Enter để mở Windows Features. Lúc này, Windows Features sẽ hiện ra ngay sau đó. Bạn hãy kéo xuống mục Windows Subsystem for Linux và bỏ tick vào nó, sau đó khởi động lại máy.

may-tinh-khoi-dong-lau-4

6. Ổ cứng máy tính bị phân mảnh

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến máy tính khởi động lâu là do ổ cứng bị phân mảnh. Bởi sau một thời gian sử dụng, các dữ liệu trên ổ đĩa cứng không được sắp xếp một cách hợp lý nhất, các dữ liệu của cùng 1 chương trình ở mỗi nơi trên 1 vùng ổ đĩa, do đó khi muốn sử dụng các dữ liệu này hệ thống sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm và gọi các dữ liệu đó.

Để khắc phục các bạn có thể sử dụng tính năng chống phân mảnh của Windows hoặc sử dụng các phần mềm chống phân mảnh ổ cứng như Smart Defrag hoặc Defraggler.

may-tinh-khoi-dong-lau-5

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tính năng chống phân mảnh của chính Windows để khắc phục tình trạng này, bằng cách click chuột phải vào biểu tưởng ổ cứng cần chống phân mảnh, chọn Properties => Tools => Defragment Now.

may-tinh-khoi-dong-lau-6

7. Do phần cứng đã lỗi thời hoặc quá yếu hãy nâng cấp RAM

Nếu các bạn đã thực hiện theo các bước trên mà máy tính khởi động chậm có thể do phần cứng quá yếu hoặc lỗi thời. Trong quá trình sử dụng lâu như vậy, phần lớn các linh kiện đã trở nên xuống cấp, suy giảm về chất lượng.

Khi nhu cầu sử dụng của bạn vượt quá ngưỡng RAM hiện tại cho phép sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động không hiệu quả, không thể tiến hành cách lệnh bạn mong muốn thậm chí gây nên tình trạng đứng máy, không thể sử dụng. Cách duy nhất là bạn cần nâng cấp RAM cho chiếc máy tính của mình để phục vụ nhiều nhu cầu hơn.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp các bạn biết cách khắc phục máy tính khởi động lâu lên màn hình thành công tại nhà nhé

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức liên quan

Cách tải giáo án điện tử trên hành trang số đơn giản chỉ 1 phút

Hành Trang Số là nền tảng sách điện tử của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cung cấp kho tri thức rộng ...

3 cách Check Pass Facebook không cần phần mềm thành công 100%

Thông thường khi quên mật bạn có thể dễ dàng lấy lại mật khẩu bằng số điện thoại hoặc email. Nhưng ...

Nguyên nhân và cách xử lý máy tính không kết nối được wifi trên win 7,8, 10 từ A – Z

Máy tính của bạn đột nhiên không kết nối được wifi khiến bạn không thể tiếp tục công việc được. ...

Nguyên nhân và cách khắc phục laptop sạc pin không vào báo lỗi Plugged in not charging thành công 100%

Laptop sử dụng được khoảng 2 - 3 năm sẽ xuất hiện tình trạng sạc pin không vào hoặc báo lỗi plugged in not charging. ...

Nguyên nhân và cách xử lý máy tính tự tắt đột ngột tại nhà từ A – Z

Thời gian gần đây máy tính của bạn thường xảy ra hiện tượng đang chạy tự nhiên tắt nguồn hay tự tắt ...

Bật Mí 10 cách khắc phục máy tính bị treo, đơ tại nhà chi tiết từ A- Z

Thời gian gần đây máy tính của bạn liên tục bị treo khiến công việc của bạn bị rán đoạn, nếu bạn ...